Các giải pháp công nghệ hỗ trợ kiểm tra tình trạng sức khỏe cây xanh

24/06/2020

Lượt xem 311

Cả nước đang bước vào mùa mưa bão, đồng nghĩa, các ẩn họa trên đường khi người dân khi tham gia giao thông gặp phải luôn thường trực; trong đó, hệ thống cây xanh ở hai bên đường có thể ngã đổ bất cứ lúc nào. Để chủ động bảo vệ an toàn cây xanh mùa mưa bão, các cơ quan chức năng cần thực hiện nhiều giải pháp phòng ngừa để tránh các tai nạn đáng tiếc xảy ra.

 I. Hiện trạng


 


Theo Sở Xây dựng, Thành phố Hồ Chí Minh hiện có khoảng 155.000 cây xanh được trồng tại các công viên và khu vực công cộng, với diện tích gần 330ha. Thành phố đang bước vào mùa mưa gió nên nguy cơ cây xanh ngã đổ xuống đường và nhà dân rất cao. Theo đánh giá của Công ty TNHH MTV Công viên Cây xanh Thành phố, cây xanh ngã đổ vào mỗi mùa mưa gió đều được ghi nhận hằng năm, do nhiều cây thuộc diện bị sâu bệnh, tồn tại nhiều nhánh khô, rễ, gốc cây không bám sâu vào lòng đất. Đáng nói, do biến đổi khí hậu làm cho mực nước ngầm bị hạ thấp, nhiều cây rễ không tiếp cận được nguồn nước làm cây chết khô và dễ bật gốc khi gặp mưa gió. Ngoài ra, tình trạng đô thị hóa nhanh, bê tông hóa vỉa hè, xây dựng các công trình ngầm như: cáp viễn thông, điện, chiếu sáng, thoát nước, đã xâm hại cây xanh. Chưa kể, công tác đánh giá hiện trạng cây xanh bị mục rễ, sâu đục thân để xử lý trước khi gãy đổ lại rất khó khăn do chủ yếu thực hiện bằng kinh nghiệm và mắt thường, chưa được trang bị đầy đủ thiết bị hiện đại để “bắt bệnh” cho cây xanh.

 

II. Các thiết bị công nghệ hỗ trợ kiểm tra tình trạng sức khỏe của cây xanh

1. Thiết bị siêu âm kiểm tra thân cây:


Nguyên lý hoạt động:
- Các cảm biến được đặt xung quanh thân cây.
- Thiết bị thu thập dữ liệu ghi lại thời gian truyền sóng âm được tạo ra bởi búa giữa các cảm biến.
- Nếu có một lỗ rỗng, sóng âm phải truyền xung quanh lỗ và do đó cần nhiều thời gian hơn để truyền đến các cảm biến và ngược lại.
Ứng dụng:
- Phát hiện vị trí và kích thước của các vùng bị phân rã hoặc rỗng trong thân cây.
- Xác định chiều dày của thân cây.
- Tạo mô hình 3D thân cây với nhiều lớp đo.
- Đo chiều cao cây.
- Dò vị trí của các rễ chính.


2. Thiết bị kiểm tra cây xanh bằng phương pháp chụp cắt lớp điện trở:


Nguyên lý hoạt động:
- Thiết bị hoạt động dựa trên các phép đo điện trở suất.
- Điện trở suất tăng hoặc giảm nếu có sự thay đổi nồng độ ion trong thân cây.


Ứng dụng:
- Phát hiện kích thước và vị trí của các khu vực bị nấm hoạt động.
- Xác định sớm sự tấn công của nấm.

 

3. Thiết bị kiểm tra cây xanh bằng phương pháp thử kéo:
Nguyên lý hoạt động:
- Trong quá trình thử kéo, một tải trọng (thay thế cho gió) được tác dụng lên cây bằng tời và cáp thép.
- Thiết bị đo độ đàn hồi của thân cây và độ nghiêng của tấm gốc.
Những dữ liệu được ghi lại và xử lý bằng phần mềm phân tích. Phần mềm so sánh dữ liệu đó với kết quả phân tích tải trọng gió của cây.
- Kết quả tính toán được hiển thị trong các sơ đồ cho thấy sự an toàn của thân cây và sự ổn định của rễ cây.


Ứng dụng:
- Phương pháp được chấp nhận nhất để đánh giá sự an toàn và ổn định của rễ cây.
- Xác định cường độ chịu uốn của thân cây.

CIC có hơn 30 năm kinh nghiệm trong cung cấp phần mềm, giải pháp và thiết bị trong xây dựng, quản lý như: Siêu âm cọc nhồiThiết bị mô phỏng lái xePhần mềm xây dựng, ... Liên hệ chúng tôi để được tư vấn giải pháp phù hợp nhất cho doanh nghiệp của quý khách

Hotline: 024 397 41373 & 097 626 8036 (Miền Bắc) - 028 628 99022 (Miền Nam)

Youtube: https://www.youtube.com/watch?v=uOxduEAiUOA