Tư vấn Kiểm kê Khí nhà kính

Kiểm kê khí nhà kính (KNK) là gì?

Theo Luật Bảo vệ môi trường, kiểm kê khí nhà kính là hoạt động thu thập thông tin, số liệu về các nguồn phát thải khí nhà kính, tính toán lượng phát thải khí nhà kính, hấp thụ khí nhà kính trong một phạm vi xác định và trong một năm cụ thể theo phương pháp và quy trình do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Tại sao phải kiểm kê khí nhà kính?

1. Căn cứ pháp lý

– Luật Bảo vệ môi trường 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020

– Nghị định số 06/2022/NĐ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ về việc Quy định giảm nhẹ phát thải KNK và bảo vệ tầng Ozon;

– Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ ngày 18 tháng 01 năm 2022 ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải KNK phải thực hiện kiểm kê KNK, trong đó liệt kê 1912 doanh nghiệp thuộc diện phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính. 

Dự kiến danh sách này sẽ còn tiếp tục tăng khi các địa phương, bộ ban ngành thực hiện rà soát và bổ sung để đảm bảo tiến trình tiến tới Net Zero vào năm 2050 theo cam kết của Chính phủ tại COP 26. 

- Hiện nay, một số thị trường khó tính như Châu Âu cũng đã bắt đầu đưa ra những cơ chế CBAM (thuế carbon) đối với 6 nhóm sản phẩm xuất khẩu vào thị trường này (gồm Xi măng, Sắt thép, Phân bón, Hidro, Nhôm và điện). Các nhà xuất khẩu cần cung cấp hồ sơ liên quan đến việc kiểm kê phát thải khí nhà kính trong quá trình sản xuất để được cấp phép xuất hàng vào EU. Nếu mức phát thải vượt ngưỡng cho phép, sản phẩm sẽ bị đánh thuế carbon hoặc hàng hoá sẽ bị từ chối nếu không đủ hồ sơ CBAM. (Chi tiết về CBAM các bạn xem tại đây)

2. Lợi ích khi kiểm kê khí nhà kính

Kiểm kê KNK là nhiệm vụ quan trọng cần thực hiện định kỳ đối với quốc gia và các doanh nghiệp. Việc thực hiện kiểm kê giúp doanh nghiệp chủ động nắm bắt được tình hình phát thải đối với các hoạt động sảnxuất của doanh nghiệp. 

Từ kết quả đó, Doanh nghiệp chủ động lên kế hoạch, xây dựng lộ trình giảm phát thải trong các năm tiếp theo, nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn, hạn ngạch phát thải của Chính phủ đặt ra trong tương lai, tránh được những rủi ro liên quan đến việc phát thải khí nhà kính vượt ngưỡng. 

Kiểm kê Khí nhà kính cũng giúp doanh nghiệp tận dụng tiềm năng cơ hội phát triển trong lĩnh vực biến đổi khí hậu, khía cạnh bảo vệ môi trường và xã hội, góp phần nâng cao hình ảnh và vị thế của doanh nghiệp. 

Dịch vụ kiểm kê phát thải khí nhà kính

1. Dịch vụ tư vấn kiểm kê phát thải khí nhà kính cho toàn công ty

Dịch vụ lập báo cáo kiểm kê khí nhà kính trên phạm vi toàn công ty (đối với cả 3 phạm vi Scope 1,2,3) tuân thủ Tiêu chuẩn ISO 14064 và theo Nghị định 06/2022/NĐ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ về việc Quy định giảm nhẹ phát thải KNK và bảo vệ tầng Ozon;

 

2. Dịch vụ tư vấn LCA (Life Cycle Assessment – Đánh giá vòng đời sản phẩm)

LCA là báo cáo kỹ thuật phân tích và đánh giá các tác động toàn diện đến môi trường trong toàn bộ vòng đời một sản phẩm hay dịch vụ từ khâu khai thác nguyên liệu thô đến khi sản xuất, sử dụng và tái chế hoặc bị thải bỏ (nghĩa là: từ lúc mới sinh ra cho đến hết đời). Tiêu chuẩn thực hiện: Theo tiêu chuẩn ISO 14040 /ISO 14044. Quy trình đánh giá vòng đời sản phẩm - LCA, các bạn có thể tham khảo tại đây, theo đó có 4 bước quan trọng để đánh giá LCA. 

Tại sao phải Đánh giá vòng đời sản phẩm  - LCA, mời các bạn đọc thông tin tại đây 

 

3. Dịch vụ tư vấn EPD (Environmental Product Declaration – Tuyên bố sản phẩm môi trường)

EPD (Environmental Product Declaration - Tuyên bố về sản phẩm vì môi trường) là hồ sơ công bố thông tin liên quan đến tác động môi trường đối với các sản phẩm của doanh nghiệp. Đây là công cụ quan trọng để đo lường tác động môi trường của sản phẩm dựa trên kết quả đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA). Tiêu chuẩn thực hiện: ISO 14025 và EN 15804 PCR.

Và nhiều chứng chỉ, dịch vụ tư vấn khác liên quan đến giảm phát thải khí nhà kính. 
 

Để được hỗ trợ thông tin về dịch vụ kiểm kê khí nhà kính, vui lòng liên hệ Hotline: 0866.059.659 – Công ty Cổ phần Công nghệ và Tư vấn CIC.