Nội dung chính

    Phương pháp đánh giá vòng đời sản phẩm LCA là gì?

    12/07/2023

    Lượt xem 4734

    LCA là phương pháp được chuẩn hoá theo tiêu chuẩn ISO 14040/14044, giúp đo lường dấu vết carbon và liên tục cải thiện tác động của phát thải carbon đến môi trường.

    Tổng quan phương pháp LCA

    Đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA- Life Cycle Accessment) là kỹ thuật phân tích và đánh giá các tác động toàn diện đến môi trường trong toàn bộ vòng đời một sản phẩm hay dịch vụ từ khâu khai thác nguyên liệu thô đến khi sản xuất, sau đó được sử dụng và tái chế hoặc bị thải bỏ (nghĩa là: từ lúc mới sinh ra cho đến hết đời).

    Đây là một phương pháp được chuẩn hoá theo tiêu chuẩn ISO 14040/14044, giúp đo lường dấu vết carbon và liên tục cải thiện tác động của phát thải carbon đến môi trường. Trong quá trình này, người đánh giá phải tìm ra và định lượng hoá toàn bộ các nguồn năng lượng và nguyên vật liệu đầu vào, đầu ra trong suốt vòng đời của sản phẩm: nguyên liệu - sản xuất – phân phối – sử dụng – tiêu huỷ.

    Lợi ích của phương pháp LCA

    Thông qua phương pháp LCA, chúng ta sẽ nắm được toàn bộ vòng đời của một sản phẩm. Từ đây, phương pháp đánh giá LCA có khả năng giảm bớt các tác động của sản phẩm, thông qua việc giảm năng lượng và nguồn nhiên liệu trong quá trình sản xuất, lưu thông, phân phối và sử dụng, cải thiện môi trường tự nhiên & môi trường sống. 

    Các biện pháp thực hiện giảm thiểu có thể là thay đổi công nghệ, thiết bị, qui trình bảo quản và sử dụng. Ngoài ra còn có khả năng giảm thiểu các chi phí năng lượng và nguyên liệu không cần thiết, thiết kế và phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường hơn.

    Quy trình thực hiện đánh giá LCA

    Hiện nay, quy trình thực hiên đánh giá LCA có 4 bước quan trọng.

    Bước 1: Xác định mục tiêu và phạm vi: Trước khi thực hiện đánh giá và phân tích, cần xác định được rõ ràng mục tiêu và phạm vi của LCA

    Bước 2: Lập báo cáo thống kê vòng đời sản phẩm: Liệt kê tất cả các yếu tố môi trường thuộc phạm vi đã xác định

    Bước 3: Đánh giá tác động: Giai đoạn này đưa ra các thông tin môi trường bổ sung nhằm hỗ trợ cho đánh giá các kết quả kiểm kê giúp hiểu rõ hơn ý nghĩa đối với môi trường của các kết quả đó.

    Bước 4: Tiến hành cải thiện: Từ các thống kê và đánh giá tác động trên, có cơ sở để kết luận, nêu kiến nghị hoặc đề xuất hướng cải thiện tác động.

    Hiện nay, LCA được đánh giá là một công cụ hữu ích trong việc thiết lập các hồ sơ môi trường (environmental profile) cho sản phẩm, từ đó đánh giá các tác động đến môi trường (environmtal hotspot) trong chuỗi cung ứng các sản phẩm. Ngoài ra, các nhà sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ có thể kết hợp chương trình LCA và một số loại nhãn môi trường khác (ví dụ như Tuyên bố Sản Phẩm Môi trường – EPD) để đẩy mạnh chiến lược giới thiệu sản phẩm của mình.

    Mọi thông tin liên quan tới kiểm kê khí nhà kính, đánh giá LCA cho các sản phẩm, cung cấp các chứng chỉ liên quan đến môi trường, vui lòng liên hệ:

    Trung tâm giải pháp công nghệ ngành Khai khoáng và Vật liệu xây dựng – CIC

    Trần Quỳnh (Mr.): 0866 059 659 - Nguyễn Thúy (Ms.): 0332268626