Net Zero là gì? Tất cả những điều cần biết về cuộc đua Net Zero ngành Xi Măng

08/08/2023

Lượt xem 481

Net zero có nghĩa là không thêm vào tổng lượng khí nhà kính thải ra khí quyển.Ngành xi măng đang đi đầu trong cuộc đua Net Zero tại Việt Nam.

Net Zero là gì?

Sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu có liên quan mật thiết đến lượng khí nhà kính tích lũy qua thời gian, có nghĩa là nếu lượng khí thải khí nhà kính vẫn tiếp tục vượt qua mức không đổi, hành tinh sẽ tiếp tục trở nên nóng hơn. Các nhà khoa học hàng đầu trên toàn cầu đã đồng lòng rằng để ngăn chặn những tác động không thể đoán trước từ biến đổi khí hậu, lượng khí thải carbon dioxide (CO2) phải giảm đi 45% so với năm 2010 vào năm 2030 và đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050.

Net Zero đề cập đến trạng thái không làm tăng tổng lượng khí nhà kính thải vào khí quyển. Hiểu một cách đơn giản, Net Zero là lượng khí nhà kính được phát thải ra môi trường không lớn hơn lượng khí nhà kính được loại bỏ ra khỏi khí quyển.

Tại hội nghị COP26 của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu năm 2021 đã đề ra một loạt mục tiêu quan trọng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, bao gồm việc đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và duy trì nhiệt độ trái đất tăng không quá 1,5 độ C.

Kịch bản trong tương lai, ví dụ như năm 2070, sẽ giới hạn sự nóng lên toàn cầu dưới 2 độ C. Ngày nay, mối quan tâm về biến đổi khí hậu và tác động tiêu cực của hoạt động công nghiệp đang thúc đẩy sự phát triển của khái niệm "Net Zero" trên toàn thế giới. Ngành xi măng, vốn đóng góp 7% vào lượng khí nhà kính toàn cầu, đang là một trong những ngành đi đầu trong cuộc đua Net Zero tại Việt Nam.

Net zero la gi

Ngành Xi măng và Cuộc đua Net Zero để phát triển bền vững

Cam kết giảm phát thải

Xi măng là ngành tiêu hao nhiều năng lượng và có lượng phát thải carbon ra môi trường chiếm 7%. Tại Việt Nam, trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ và hội nhập quốc tế, nhu cầu xây dựng và phát triển kinh tế ngày càng lớn, tạo đà mạnh mẽ cho ngành Xi măng mở rộng.

Đi đôi với cơ hội là thách thức lớn của ngành xi măng vì quá trình sản xuất xi măng gây ra phát thải khí nhà kính, đặc biệt là trong quá trình nung nhiệt đá vôi và đá xây dựng để tạo thành sản phẩm. Những cam kết của Chính phủ về việc các doanh nghiệp năng lượng, trong đó có ngành xi măng phải có kế hoạch giảm phát thải từ năm 2026 đã khiến cuộc đua Net Zero của ngành này trở nên rốt ráo hơn bao giờ hết. Việc tìm kiếm giải pháp để giảm thiểu phát thải trong ngành xi măng không chỉ là một yêu cầu về bảo vệ môi trường mà còn là một nhiệm vụ thiết yếu để thúc đẩy sự bền vững của ngành công nghiệp và đất nước.

Bài học từ thế giới và giải pháp công nghệ

Cuộc đua Net Zero trong ngành xi măng trên thế giới đã khởi động từ rất lâu. Những ông lớn như Lafarge Holcim, HeidelbergCement hay Anhui Conch… đã bắt tay vào giảm phát thải trong sản xuất xi măng như thực hiện dùng năng lượng xanh, dùng nhiên liệu thay thế, sử dụng công nghệ và hệ thống theo dõi giảm phát thải từ hàng chục năm trước.

Vì thế, ngành xi măng Việt Nam không thể chậm trễ thực hiện Net Zero, bởi lẽ hành động vì cắt giảm phát thải không đơn thuần là vì môi trường, mà nó còn ảnh hưởng rất nhiều đến thương hiệu sản phẩm trên thị trường và trong mắt người tiêu dùng quốc tế. Việc xi măng Việt Nam tham gia cuộc đua Net Zero này đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều bên liên quan, từ chính phủ, các doanh nghiệp, đến cộng đồng khoa học và đông đảo người dân.

Chính phủ đã cam kết thúc đẩy việc giảm thiểu khí nhà kính trong các kế hoạch phát triển quốc gia và xây dựng các chính sách hỗ trợ việc thực hiện mục tiêu Net Zero trong ngành xi măng. Các doanh nghiệp xi măng cũng đang nghiên cứu và triển khai các biện pháp mới nhằm giảm thiểu phát thải như áp dụng công nghệ mới, lắp đặt hệ thống thu hồi nhiệt dư, dùng nguyên liệu đốt thay thế cho than, tăng lượng phụ gia trong xi măng.

nganh xi mang va cuoc dua net zero

Việc thực hiện mục tiêu Net Zero trong ngành xi măng không dễ dàng và hiện đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Một trong những thách thức quan trọng là việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu thay thế thích hợp, có sẵn tại Việt Nam mà vẫn đảm bảo hiệu suất kỹ thuật và kinh tế. Sự phụ thuộc vào nguyên liệu truyền thống đã kéo dài nhiều thập kỷ, và việc chuyển đổi đòi hỏi sự đầu tư rất lớn vào nghiên cứu và phát triển.

Bên cạnh vấn đề về nguyên vật liệu, sự thay đổi cải tiến về công nghệ là cần thiết nhưng cũng đi kèm về những quan ngại về chi phí đầu tư liệu có thể thu hồi được hay không, khi mà xi măng Việt Nam đang phải đối mặt với những khó khăn kép như giá nhiên liệu (than, điện…) tăng, vận tải tăng nhưng nhu cầu thị trường giảm mạnh.

Hơn nữa, việc thực hiện mục tiêu Net Zero, phát thải ròng bằng 0 cũng đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ và cam kết từ tất cả các bên liên quan. Điều này bao gồm chính phủ, các doanh nghiệp, cộng đồng khoa học, tổ chức phi chính phủ và người tiêu dùng. Hiện nay, Chính phủ đang thúc đẩy việc xây dựng môi trường hỗ trợ để đảm bảo rằng các doanh nghiệp có đủ khả năng và động lực để thực hiện các biện pháp giảm thiểu phát thải khí nhà kính. Trong khi đó, các doanh nghiệp Xi măng Việt Nam đã có những động thái tích cực để bước vào cuộc đua này. Các doanh nghiệp xi măng đã có sự thay đổi đáng kể trong nhận thức tiết kiệm năng lượng, phát triển bền vững. Tất cả các bên đều nhận thưc rõ đây là yêu cầu bắt buộc về việc giảm phát thải để tiến tới Net Zero carbon.

Cuộc đua Net Zero trong ngành xi măng tại Việt Nam không những là việc giảm thiểu tác động tiêu cực của ngành công nghiệp này đối với môi trường, mà còn là một cơ hội để thúc đẩy sự đổi mới và phát triển bền vững. Sự phấn đấu của tất cả các bên liên quan sẽ góp phần vào nỗ lực toàn cầu trong việc giảm thiểu biến đổi khí hậu và tạo ra một tương lai xanh hơn cho thế hệ tương lai.

Để biết thêm thông tin về giải pháp giảm phát thải carbon cho ngành Xi măng, vui lòng liên hệ:

Trung tâm giải pháp Công nghệ ngành Khai khoáng và Vật liệu Xây dựng

Mr.Quỳnh: 0866059659 / Ms. Thúy: 0332268626