Các tiêu chuẩn quốc tế quan trọng để hình thành dự án tín chỉ carbon

16/01/2024

Lượt xem 191

Tín chỉ carbon là chứng nhận có thể giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải một lượng khí CO2 hoặc một lượng khí nhà kính khác quy đổi sang CO2 tương đương. Dưới đây là 4 yếu tố quan trọng tác động đến việc hình thành dự án tín chỉ carbon theo tiêu chuẩn quốc tế.

Tín chỉ carbon và thị trường carbon 

Tín chỉ carbon là chứng nhận có thể giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải một lượng khí CO2 hoặc một lượng khí nhà kính khác quy đổi sang CO2 tương đương. Một tín chỉ tương đương với 1 tấn CO2 hoặc 1 tấn CO2 quy đổi tương đương.

Thị trường tín chỉ carbon là thị trường giao dịch mua bán, trong đó hàng hóa được giao dịch được tính trên đơn vị tấn carbon, cụ thể có 2 loại hàng hóa được giao dịch trên thị trường là hạn ngạch phát thải và tín chỉ carbon. Tìm hiểu thêm về thị trường Carbon tại đây.

4 yếu tố quyết định tới việc một dự án có được chứng nhận và hình thành tín chỉ carbon

Hiện nay trên thế giới, có một số tiêu chuẩn quốc tế giúp đánh giá các dự án giúp giảm phát thải carbon và hình thành tín chỉ carbon như: Cơ chế phát triển sạch (Clean Development Mechanism), Tiêu chuẩn vàng (Gold Standard), VERRA,… Nhìn chung, các tiêu chuẩn đánh giá này đều hướng đến các dự án tín chỉ carbon đáp ứng 4 điều kiện sau: 

  • Thực tế và đo lường được: Lượng giảm phát thải được định lượng thông qua một phương pháp luận được phê duyệt và được ban hành bởi các nền tảng phát hành chứng chỉ carbon (UNFCC, Gold Standard, VERRA,…).

  • Lâu dài và không bị đảo ngược: Các dự án tín chỉ carbon cần có tính cam kết lâu dài về hiệu quả, và cần đánh giá tới yêu tố có thể bị thay đổi trong tương lai. Đây là một trong số những yếu tố tiên quyết tác động đến việc một dự án tín chỉ carbon có được phê duyệt hay không. 

  • Tính bổ sung: Tín chỉ carbon là một cơ chế tài chính giúp thúc đẩy các hoạt động giảm phát thải mà nếu thiếu cơ chế tín chỉ carbon, các hoạt động giảm phát thải này sẽ không thể diễn ra trong kịch bản thông thường do các rào cản về mặt tài chính.

  • Thẩm định và thẩm tra độc lập: Việc giảm phát thải phải được thẩm định, thẩm tra bởi một bên thứ ba độc lập và được công nhận bởi tiêu chuẩn carbon tương ứng để đảm bảo các dự án được hình thành là chính xác và có hiệu quả thực tế tới việc bù trừ lượng phát thải carbon. 

Hiện nay, Việt Nam đã có 262 dự án bán tín chỉ carbon theo cơ chế CDM, trong đó chủ yếu là các dự án thủy điện. Ở 6 tỉnh Bắc Trung Bộ bán giá 5 USD/ tấn CO2 cho Ngân hàng Thế giới. Dự án tại Quảng Nam đã có đối tác tìm mua. Cũng có một vài dự án lâm nghiệp khác bán với giá 17 USD/ tấn CO2. Đối với từng khu vực, cách tín tín chỉ carbon được dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế. Ngoài tiêu chuẩn CDM, còn có tiêu chuẩn GS và Tiêu chuẩn VCS. Vì thế mà giá tín chỉ carbon cũng được áp dụng theo các tiêu chuẩn khác nhau và phụ thuộc vào từng quốc gia, khu vực.

Thông tin chi tiết về các sản phẩm và dịch vụ liên quan tới giảm phát thải carbon, Quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline: Công ty Cổ phần Công nghệ và Tư vấn CIC | 0866.059.659